Bilibili

Chỉ một tháng trước, khi xung đột Gaza chưa nổ ra, có nhiều lý do để hy vọng về Trung Đông. Các quốc xsnm

【xsnm】Tương lai nào cho kinh tế Trung Đông trong xung đột?

Chỉ một tháng trước,ươnglainàochokinhtếTrungĐôngtrongxungđộxsnm khi xung đột Gaza chưa nổ ra, có nhiều lý do để hy vọng về Trung Đông. Các quốc gia vùng Vịnh đang đầu tư hàng tỷ USD lợi nhuận kiếm được từ dầu mỏ vào nhiều lĩnh vực, từ xây dựng các thành phố trên sa mạc, mở rộng ngành sản xuất hay mua các đội thể thao. Những người lạc quan còn nghĩ đến một tương lai khấm khá hơn cho nhóm các nước nghèo của khu vực này.

Điều đó là nhờ khoảng thời gian yên bình dài kể từ "Mùa xuân Ả Rập" năm 2011. Các cuộc xung đột khốc liệt, chẳng hạn nội chiến ở Libya và Yemen, cũng như đối đầu Palestine - Israel, lắng dịu. Các đợt đụng độ lớn rất hiếm xảy ra, báo hiệu cho khả năng chấm dứt bạo lực hoàn toàn. Vì thế, giới đầu tư quốc tế đổ đến.

Nhưng giao tranh của Israel với Hamas lần này đã xáo trộn triển vọng. Chỉ sau một đêm, trọng tâm của giới chức các nước Ả Rập đã chuyển từ tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế và rút ngắn chiến tranh. Các quốc gia trong khu vực, bao gồm Ai Cập và Qatar, chạy đua ngoại giao nhằm ngăn chặn xung đột lan rộng.

Người Palestine ngồi giữa một tòa nhà đổ nát tại Thành phố Gaza, ngày 10/10. Ảnh: Reuters

Người Palestine ngồi giữa một tòa nhà đổ nát tại Thành phố Gaza, ngày 10/10. Ảnh: Reuters

Khi xung đột vẫn còn giữa Hamas và Israel, kinh tế Trung Đông sẽ phải trả giá, theo Economist.

Vào 2020, UAE và Bahrain bình thường hóa quan hệ với Israel, mở cánh cửa cho các mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn. Nhiều nước Ả Rập khác từ chối công nhận Israel nhưng ngày càng sẵn sàng hợp tác kinh doanh trong lặng lẽ. Ngay cả các công ty Arab Saudi cũng âm thầm giao dịch và đầu tư với các đối tác Israel. Chính phủ hai nước cũng hướng tới chính thức hóa quan hệ.

Nhưng với xung đột lần này, các cuộc đàm phán cải thiện quan hệ chưa biết sẽ tạm dừng bao lâu. Dải Gaza càng bị tàn phá thì các các nhà lãnh đạo Ả Rập sẽ càng khó thân thiện với Israel trong tương lai, do nhiều người dân ủng hộ Palestine.

Mặc dù Bộ trưởng Thương mại UAE Thani al-Zeyoudi hứa tách biệt hoạt động kinh doanh và chính trị, những người khác không chắc điều đó có khả thi hay không. Một chủ ngân hàng đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ, người soạn thảo hợp đồng cho các công ty ở vùng Vịnh, nói rằng hầu hết khách hàng của ông coi Israel là điểm đến đầu tư phải "chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".

Với các nước nghèo hơn ở Trung Đông, hậu quả sẽ càng lớn. Trong đó, Ai Cập có thể thiệt hại nhiều nhất. Kinh tế nước này vốn đang khó khăn với lạm phát 38%. Chính phủ đang đi vay các ngân hàng trung ương ở vùng Vịnh để có thể trả các khoản nợ công hàng tỷ USD tới hạn.

Hôm 1/11, Ai Cập đã cho phép tiếp nhận tị nạn người hai quốc tịch và người dân Gaza bị thương. Một số nhà ngoại giao hy vọng làn sóng di cư lớn hơn có thể diễn ra sau đó, thậm chí bằng quy mô như lần Jordan chào đón người Palestine vào những năm 1940 và người Syria vào những năm 2010, nếu Ai Cập được cung cấp các biện pháp hỗ trợ tài chính phù hợp từ quốc tế. Năm 2016, việc chăm sóc 650.000 người tị nạn Syria đã tiêu tốn của nhà nước Jordan 2,6 tỷ USD, nhiều hơn 1,3 tỷ USD mà nước này nhận được từ viện trợ nước ngoài.

Điều gì sẽ xảy ra nếu xung đột leo thang?

Trong trường hợp xấu nhất, Trung Đông sẽ rơi vào chiến tranh – có thể bao gồm cả đối đầu trực tiếp giữa Iran và Israel – và nền kinh tế khu vực bị đảo lộn.

Bất kỳ cuộc chiến nào như vậy đều có thể khiến giá dầu tăng mạnh. Khi ấy, các nhà sản xuất dầu Ả Rập thậm chí có thể hạn chế nguồn cung sang phương Tây, như cách họ đã làm trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, mà Ngân hàng Thế giới ước tính có thể đẩy giá tăng 70%, lên 157 USD mỗi thùng.

Các nước sản xuất dầu vùng Vịnh có thể hưởng lợi từ điều này nhưng một cuộc xung đột toàn diện sẽ cản trở nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế của họ. Công nhân nhập cư sẽ rời đi. Các ngành công nghiệp sản xuất khó khởi sắc nếu vận tải thiếu an toàn. Nhiều trung tâm thương mại và khách sạn sẽ thiếu du khách. Với các nước nhập khẩu năng lượng trong khu vực, trong đó có Ai Cập và Jordan, giá dầu tăng vọt sẽ là thảm họa.

Tuy nhiên, có một kịch bản khác khả thi và ít khốc liệt hơn. Đến nay, Iran không có ý định tổ chức một cuộc đối đầu vũ lực trực tiếp. Trong khi đó, hoạt động của bộ binh Israel - nhỏ hơn và chậm hơn so với dự kiến - có thể kiểm soát tình hình. Nhưng xung đột vẫn có thể lan sang ngoài biên giới của Gaza, nếu có căng thẳng hơn ở Bờ Tây hoặc sự tham gia lớn hơn từ Hizbullah.

Giao tranh tăng lên ở Bờ Tây sẽ gây rắc rối cho Jordan, quốc gia nằm ngay cạnh. Giống như Ai Cập, nước này ở bờ vực vỡ nợ. Họ đã vay 1,2 tỷ USD từ IMF vào năm ngoái và gần đây được thông báo rằng mức tăng trưởng hàng năm 2,6% là không đủ để khắc phục các vấn đề. Trong khi đó, Hizbullah có trụ sở tại Lebanon. Nền kinh tế này đã suy thoái năm thứ ba liên tiếp, khi lạm phát lên tới trên 100%. Giá cả sẽ còn nhảy vọt nếu đụng độ giữa Israel và Hizbullah diễn ra nhiều hơn.

Nếu Ai Cập hoặc Jordan hết tiền sẽ gây bất ổn cho cả khu vực. Họ giáp với lãnh thổ Palestine, cung cấp vật tư, thông tin, và có ảnh hưởng với chính quyền Palestine. Theo Economist, cả hai cũng đều là các quốc gia có dân số trẻ, chất chứa tâm lý không hạnh phúc, dễ dẫn đến "Mùa xuân Arab".

Trong quá khứ, "Mùa xuân Arab" cho thấy tình trạng bất ổn có thể lan nhanh giữa các quốc gia Arab dễ dàng như thế nào. Với các tình huống như vậy, rủi ro trong việc đầu tư vào Trung Đông sẽ tăng cao. Các nhà lãnh đạo ở vùng Vịnh sẽ vất vả hơn để thuyết phục nhà đầu tư rằng thế giới Arab sẽ lại sớm bình yên và gần gũi với Israel.

Phiên An(theo The Economist)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap